“ Thời gian là vàng bạc”
để chỉ tầm quan trọng và sự quý giá của thứ tài sản vô hình này.
Đối với người xưa, “vàng bạc” là thứ tài sản quan trọng nhất. Đối với thế hệ chúng ta ngày nay cũng vậy. Và không vô tình mà người xưa đã so sánh “thời gian” với “vàng bạc” để răn dạy thế hệ mai sau sự quan trọng và quý giá của thời gian. Vàng bạc khi mất đi thì có thể lấy lại được qua quá trình lao động. Nhưng thời gian khi mất đi thì không bao giờ ta có thể lấy lại được. Vì vậy đối với mỗi chúng ta thì thời gian là thứ tài sản quý giá nhất hơn bất kỳ của cải vật chất nào. Thời gian có thể làm nên của cải, chứ của cải không thể làm nên thời gian. Ta có thể so sánh giá trị nhận được tương đối trong một đơn vị thời gian giữa người này và người khác, nhưng giá trị này không phải giá trị của thời gian.
Vậy quản trị thời gian là như thế nào?
Trong các tổ chức, xí nghiệp có những nhân viên tận dụng quỹ thời gian của mình để cống hiến cho cơ quan làm cho cơ quan phát triển và tận dụng một phần trong quỹ thời gian đó để nâng cao năng lực và phát triển tri thức của bản thân. Đồng thời, họ có thể chăm sóc và vung vén cho gia đình và tổ ấm của mình. Nhưng lại có một số nhân viên sử dụng thời gian của mình để làm những việc riêng, gây điều tiếng không tốt về hình ảnh công ty. Và họ cũng không hề nâng cao năng lực của bản thân mình. Vậy, sử dụng thời gian của bản thân một cách hiệu quả nhất hay làm được nhiều việc hơn trong một khoảng thời gian nhất định chính là cách quản trị thời gian. Đồng thời ta không nên lãng phí thời gian của bản thân vào những việc vô bổ, không liên quan đến công việc. Và tránh việc vội vã để hoàn thành công việc vào phút cuối cùng.
Thời gian là vàng là ngọc; phải tranh thủ, phải trân trọng, phải biết sử dụng nó một cách có ích. Thời gian là một dòng chảy thẳng, đều đặn liên tục; không bao giờ dừng lại chờ người chậm chạp, càng không bao giờ quay lại cho kẻ nhỡ tay, sẩy chân sửa sai. Chớ để cho thời gian trôi qua vô vị để rồi đến khi hối tiếc thì đã muộn.
Sống có đam mê, Thành công sẽ đến với bạn
"CEO Thabidu chia sẻ"
Trên đời này không thiếu người cứ sống theo thói quen, để cho ngày tháng lặng lẽ trôi qua, không hề luyến tiếc. Đến khi về già nhìn lại thật buồn cho một đời người lãng phí. Khi đó có muốn dạy lại điều gì cho con cháu thì cũng không đủ can đảm để thực hiện.
Không có nhận xét nào: