CEO Thái AiTi - Nếu không đặt ra kỳ vọng cho nhóm, đẩy nhân viên ra khỏi vòng an toàn của họ, khiến mọi người có trách nhiệm với công việc thì tức là bạn đang thất bại trong cương vị một người lãnh đạo. Cố gắng trở thành bạn tốt nhất của mọi người cơ bản là một hành động ích kỷ.
Ngày mới đi làm, tôi làm việc cho một người luôn tỏ ra khinh bỉ nhân viên của mình. Dù cho bạn có làm gì thì ông ta cũng chẳng thể hài lòng.
Khi tinh thần của nhóm bị ảnh hưởng, tôi dành nhiều thời gian hơn để giải mã hành vi của ông ta. Cuối cùng thì tôi cũng chẳng thể hiểu điều gì đã khiến ông ta có những hành vi như thế.
Kỷ niệm đó đã để lại ấn tượng hằn sâu trong tôi. Nhiều năm sau, khi tôi mở công ty, tôi tự hứa rằng mình sẽ không bao giờ trở thành kiểu lãnh đạo như vậy. Tôi muốn nuôi dưỡng một môi trường mà ở đó mọi người cảm thấy được trao quyền, được đánh giá cao và thực sự hạnh phúc khi là một phần của nhóm.
Tuy nhiên, khi cố gắng tránh tạo ra một môi trường độc hại như tôi đề cập trước đó, cuối cùng tôi lại đi quá xa theo một hướng khác. Tôi muốn làm bạn với nhân viên của mình. Điều này khiến tôi tránh được xung đột, thiết lập những kỳ vọng mơ hồ nhưng rồi lại thất bại.
Cuối cùng, tôi mới nhận thức được rằng: Nhân viên cần một lãnh đạo, chứ không phải một người bạn.
Làm lãnh đạo rất giống với làm cha mẹ. Khi bạn là cha mẹ, bạn yêu con mình nhiều đến nỗi bạn muốn cho chúng bất cứ thứ gì chúng muốn. Điều cám dỗ là, qua thời gian, với việc làm hư bởi những món quà, bằng cách nào đó chúng sẽ yêu bạn hơn.
Tuy nhiên, sự thật là làm cha mẹ không phải cuộc chơi hay trò đùa. Đó là việc nuôi dưỡng con bạn trở thành một người vững vàng, được tôn trọng và thành công trong tương lai. Điều này đỏi hỏi kỷ luật, sự cống hiến và những quyết định khó khăn. Nếu bạn muốn những điều tốt nhất cho con mình, bạn cần hành xử như bậc cha mẹ trước và như những người bạn sau.
Logic này cũng áp dụng cho việc quản lý một nhóm. Là người lãnh đạo, có thể rất tốt nếu cả nhóm được thư giãn, thoải mái và vui vẻ. Bạn được xem như là một “ông sếp vui vẻ” của mọi người. Tuy nhiên, cũng giống như làm cha mẹ, làm lãnh đạo đòi hỏi nhiều hơn thế. Bạn không thể giúp mọi người phát triển, trưởng thành mà không thúc đẩy họ.
Nếu không đặt ra kỳ vọng cho nhóm, đẩy nhân viên ra khỏi vòng an toàn của họ, khiến mọi người có trách nhiệm với công việc thì tức là bạn đang thất bại trong cương vị một người lãnh đạo. Cố gắng trở thành bạn tốt nhất của mọi người cơ bản là một hành động ích kỷ.
Thay vào đó, lãnh đạo phải làm cho kỳ vọng của mình thực sự rõ ràng, ngay cả khi chúng gây sự khó chịu. Ví dụ, ở công ty chúng tôi, thời gian làm việc tương đối linh hoạt. Nếu một thành viên muốn làm việc từ 8h30 đến 17h30, đó không phải vấn đề. Tuy nhiên tôi có một vài nhân viên, những người vì đặc thì công việc, họ cần đến văn phòng vào lúc 8h.
Trước đây, tôi phải vật lộn với vấn đề này. Đầu tiên, tôi luôn hi vọng rằng mọi người sẽ tự hiểu và làm đúng. Thứ hai, tôi ghét những tiêu chuẩn kép. Chính vì vậy mà tôi đã không nói gì với ai về điều tôi kỳ vọng cả. Tuy nhiên, cách làm hèn nhát này chẳng đem lại hiệu quả gì cả.
Giờ đây điều tôi cần là nói chuyện với các thành viên, giải thích tình huống và đặt kỳ vọng một số người sẽ đến văn phòng đúng giờ. Và rồi tất cả mọi việc đi vào quỹ đạo như tôi mong muốn. Tôi đã nghĩ việc mình im lặng để nhân viên tự hiểu giúp tránh được xung đột nhưng hóa ra nó chỉ gây sự nhầm lẫn và thất vọng.
Thực tế là làm sếp thì phải chấp nhận chịu nỗi cô đơn. Bạn bị mặc định loại tên trong những buổi tụ tập của nhân viên. Làm lãnh đạo có nghĩa là đặt người khác lên trước bản thân mình và đặt tập thể lên trước mọi người. Điều này đòi hỏi sự kỷ luật, hi sinh và cả lòng can đảm.
Nếu bạn làm những điều đúng đắn cho các cá nhân và cả tập thể, đôi khi bạn vẫn bị ghét bỏ. Đơn giản điều đó là do nhân viên của bạn cần lãnh đạo chứ không phải là bạn bè.
Ngày mới đi làm, tôi làm việc cho một người luôn tỏ ra khinh bỉ nhân viên của mình. Dù cho bạn có làm gì thì ông ta cũng chẳng thể hài lòng.
Khi tinh thần của nhóm bị ảnh hưởng, tôi dành nhiều thời gian hơn để giải mã hành vi của ông ta. Cuối cùng thì tôi cũng chẳng thể hiểu điều gì đã khiến ông ta có những hành vi như thế.
Kỷ niệm đó đã để lại ấn tượng hằn sâu trong tôi. Nhiều năm sau, khi tôi mở công ty, tôi tự hứa rằng mình sẽ không bao giờ trở thành kiểu lãnh đạo như vậy. Tôi muốn nuôi dưỡng một môi trường mà ở đó mọi người cảm thấy được trao quyền, được đánh giá cao và thực sự hạnh phúc khi là một phần của nhóm.
Tuy nhiên, khi cố gắng tránh tạo ra một môi trường độc hại như tôi đề cập trước đó, cuối cùng tôi lại đi quá xa theo một hướng khác. Tôi muốn làm bạn với nhân viên của mình. Điều này khiến tôi tránh được xung đột, thiết lập những kỳ vọng mơ hồ nhưng rồi lại thất bại.
Cuối cùng, tôi mới nhận thức được rằng: Nhân viên cần một lãnh đạo, chứ không phải một người bạn.
Không cần trở thành bạn tốt nhất của mọi người
Làm lãnh đạo rất giống với làm cha mẹ. Khi bạn là cha mẹ, bạn yêu con mình nhiều đến nỗi bạn muốn cho chúng bất cứ thứ gì chúng muốn. Điều cám dỗ là, qua thời gian, với việc làm hư bởi những món quà, bằng cách nào đó chúng sẽ yêu bạn hơn.
Tuy nhiên, sự thật là làm cha mẹ không phải cuộc chơi hay trò đùa. Đó là việc nuôi dưỡng con bạn trở thành một người vững vàng, được tôn trọng và thành công trong tương lai. Điều này đỏi hỏi kỷ luật, sự cống hiến và những quyết định khó khăn. Nếu bạn muốn những điều tốt nhất cho con mình, bạn cần hành xử như bậc cha mẹ trước và như những người bạn sau.
Logic này cũng áp dụng cho việc quản lý một nhóm. Là người lãnh đạo, có thể rất tốt nếu cả nhóm được thư giãn, thoải mái và vui vẻ. Bạn được xem như là một “ông sếp vui vẻ” của mọi người. Tuy nhiên, cũng giống như làm cha mẹ, làm lãnh đạo đòi hỏi nhiều hơn thế. Bạn không thể giúp mọi người phát triển, trưởng thành mà không thúc đẩy họ.
Nếu không đặt ra kỳ vọng cho nhóm, đẩy nhân viên ra khỏi vòng an toàn của họ, khiến mọi người có trách nhiệm với công việc thì tức là bạn đang thất bại trong cương vị một người lãnh đạo. Cố gắng trở thành bạn tốt nhất của mọi người cơ bản là một hành động ích kỷ.
Tránh xung đột chỉ làm mọi thứ tệ hơn
Chẳng ai muốn làm điều sai trái. Khi một hành vi gây thất vọng hoặc sai lệch so với kỳ vọng, đó thường là do sự khác biệt trong hiểu biết hay nhận thức. Việc tránh xung đột luôn chỉ khiến tính huống trở nên tồi tệ hơn.Thay vào đó, lãnh đạo phải làm cho kỳ vọng của mình thực sự rõ ràng, ngay cả khi chúng gây sự khó chịu. Ví dụ, ở công ty chúng tôi, thời gian làm việc tương đối linh hoạt. Nếu một thành viên muốn làm việc từ 8h30 đến 17h30, đó không phải vấn đề. Tuy nhiên tôi có một vài nhân viên, những người vì đặc thì công việc, họ cần đến văn phòng vào lúc 8h.
Trước đây, tôi phải vật lộn với vấn đề này. Đầu tiên, tôi luôn hi vọng rằng mọi người sẽ tự hiểu và làm đúng. Thứ hai, tôi ghét những tiêu chuẩn kép. Chính vì vậy mà tôi đã không nói gì với ai về điều tôi kỳ vọng cả. Tuy nhiên, cách làm hèn nhát này chẳng đem lại hiệu quả gì cả.
Giờ đây điều tôi cần là nói chuyện với các thành viên, giải thích tình huống và đặt kỳ vọng một số người sẽ đến văn phòng đúng giờ. Và rồi tất cả mọi việc đi vào quỹ đạo như tôi mong muốn. Tôi đã nghĩ việc mình im lặng để nhân viên tự hiểu giúp tránh được xung đột nhưng hóa ra nó chỉ gây sự nhầm lẫn và thất vọng.
Chấp nhận nỗi cô đơn
Mọi người vẫn luôn tán đồng mô hình lãnh đạo hình kim tự tháp, nơi vị vua ngồi trên đỉnh cao và được hỗ trợ, lấy lòng bởi vô số người phía dưới. Tuy nhiên, mô hình lãnh đạo thực sự lại là hình kim tự tháp ngược: Toàn bộ tổ chức dựa vào một lãnh đạo duy nhất để hỗ trợ nỗ lực của họ.Thực tế là làm sếp thì phải chấp nhận chịu nỗi cô đơn. Bạn bị mặc định loại tên trong những buổi tụ tập của nhân viên. Làm lãnh đạo có nghĩa là đặt người khác lên trước bản thân mình và đặt tập thể lên trước mọi người. Điều này đòi hỏi sự kỷ luật, hi sinh và cả lòng can đảm.
Nếu bạn làm những điều đúng đắn cho các cá nhân và cả tập thể, đôi khi bạn vẫn bị ghét bỏ. Đơn giản điều đó là do nhân viên của bạn cần lãnh đạo chứ không phải là bạn bè.
Theo Trí Thức Trẻ/Forbe
Không có nhận xét nào: